Tại sao chúng ta lại hay mắc phải bệnh tai mũi họng?
TẠI SAO CHÚNG TA LẠI HAY MẮC PHẢI BỆNH TAI MŨI HỌNG?
Ngày nay, môi trường sống chúng ta ngày càng ô nhiễm, nên con người dễ dàng mắc phải các bệnh về tai mũi họng ở mọi lứa tuổi. Đây là căn bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi, không nên xem thường. Việc tìm một bác sĩ khám tai mũi họng giỏi sẽ giúp cho việc điều trị nhanh chóng và dứt điểm là điều cấp thiết để bảo vệ sức khoẻ, tránh gây ra các biến chứng khôn lường.
Khái quát về bệnh tai mũi họng.
– Tai mũi họng là cửa ngõ của cơ quan phổi và của đường tiêu hoá, các bộ phận này có cấu tạo là các hốc thông nhau và thông ra bên ngoài. Do đó, tai mũi họng thường dễ bị nhiễm vi khuẩn và có triệu chứng dị ứng. Khả năng bị các bệnh liên quan đến tai mũi họng lên đến 90%.
– Bệnh lý về tai mũi họng không phải là bệnh đơn lẻ của từng bộ phận, ví dụ như viêm họng sẽ gây ra viêm mũi, viêm họng – mũi sẽ gây ra viêm xoang.
– Ở mọi lứa tuổi, người ta dễ dàng mắc phải một số bệnh về tai như viêm tai giữa, viêm xương chũm, các bệnh về mũi và xoang như viêm mũi cấp và mãn tính, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, các bệnh về họng như viêm amidan, viêm họng,…
Tại sao chúng ta lại hay mắc phải bệnh tai mũi họng?
Môi trường sống xung quanh liên quan cực kì mật thiết đến căn bệnh này, môi trường không sạch sẽ, nhiều bụi bận sẽ tạo nên hiện tượng nhiễm khuẩn và dị ứng. Bên cạnh đó, thời tiết và nhiệt độ cũng là tác nhân chính khiến cho nhiều người mắc phải bệnh tai mũi họng.
Một số loại thuốc tác dụng tại chỗ trị bệnh về tai mũi họng.
– Trên thị trường hiện nay có 2 loại thuốc điều trị được chia ra như sau: thuốc có tác dụng toàn thân và thuốc có tác dụng tại chỗ. Thuốc có tác dụng toàn thân như thuốc kháng sinh, chống chảy máu, vitamin,.. và thuốc tác dụng tại chỗ: chống co thắt, cầm máu, thuốc sát khuẩn, chống viêm,…
– Ngoài ra còn có một số thuốc khác như Hydrogen Peroxyd (H2O2) với công dụng cầm máu tại chỗ và sát khuẩn, Naphazolyn có tác dụng làm co mạch, chống viêm ở niêm mạc mắt, tai mũi họng, chống sung huyết, Acid Boric giúp sát khuẩn nhẹ, Natri Borat,..
Tác hại của việc dùng thuốc tai mũi họng không đúng cách.
Như chúng ta đã biết, cách sử dụng thuốc là vô cùng quan trọng, nếu dùng sai sẽ gây ra hậu quả lớn. Chẳng hạn như khi nhỏ mũi bằng naphazolin 0,1% cho trẻ sơ sinh có thể gây tử vong cho trẻ. Một ví dụ khác là dùng corticoid kéo dài qua đường xịt mũi với người bị loét dạ dày, tá tràng sẽ khiến xuất huyết đường tiêu hóa.
– Tác dụng phụ của thuốc: dễ dàng xảy ra do tai mũi họng có hệ thần kinh giao cảm đa dạng. Các tác dụng phụ thường thấy như ù tai, chóng mặt, buồn nôn,…
– Đối với người bị mẫn cảm với thành phần của thuốc: thuốc nhỏ mũi có Hg, As sẽ gây mất ngửi kháng sinh thuộc nhóm aminozid như gentamycin gây điếc tiếp âm đối với người bị mẫn cảm. Những trường hợp đáng tiếc này xảy ra sẽ không thể hồi phục.
– Hệ thống miễn dịch bị cản trở: khi dùng thuốc kháng sinh, hạ nhiệt trong viêm mũi họng cấp tính.
– Dị ứng và bị kích ứng bởi thuốc dùng tại chỗ.
– Tổn hại niêm mạc hoặc các phản ứng bất thường.